Nhận diện và biện pháp phòng, chống lũng đoạn nhà nước

Bài viết phân tích khái niệm, nội hàm, các hình thức biểu hiện, mối liên hệ với kinh tế tư nhân và các biện pháp phòng, chống lũng đoạn nhà nước (“state capture”), liên hệ với tình hình thực tiễn ở nước ta, khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu và tiến hành các biện pháp phòng, chống state capture ở nước ta. Theo tác giả, việc phòng, chống “state capture” chính là nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả và đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế tư nhân, thông qua việc tạo môi trường cho sự phát triển của kinh tế tư nhân một cách bền vững và lành mạnh.

Bài viết do TT đồng sáng tác được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp của Viện Nghiên Cứu Lập Pháp Thuộc Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.

Tải bài báo Tiếng Việt

Bảo vệ người tố cáo tham nhũng

Cuốn sách tham khảo Giải pháp thay thế sự im lặng – Bảo vệ người tố cáo ở 10 quốc gia Châu Âu là tài liệu được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện do tổ chức TI tiến hành từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009 tại 10 nước Châu Âu, trong khuôn khổ một dự án được Ủy ban Châu Âu tài trợ nhằm góp phần xây dựng hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động tố cáo và bảo vệ người tố cáo ở Châu Âu.

Để tố cáo thực sự phát huy được vai trò ngăn ngừa và phát hiện những hành vi vi phạm nói chung và tham nhũng nói riêng, người tố cáo thực sự cần được động viên, khuyến khích, được lắng nghe, được bảo vệ, từ đó có đủ niềm tin khi lên tiếng vạch trần các hành vi tham nhũng và tiêu cực.

Năm 2011, trước thềm kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, TT đã tổ chức biên dịch, hiệu đính và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách này nhằm cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lập pháp cũng như hoạch định chính sách tại Việt Nam trong việc xây dựng các quy định pháp luật và cơ chế phù hợp, hiệu quả để bảo vệ người tố cáo.

Giá trị và tầm quan trọng của việc tố cáo trong công cuộc chống tham nhũng ngày càng được công nhận nhiều hơn. Các công ước quốc tế yêu cầu các quốc gia tham gia ký kết phải cam kết thực thi các quy định pháp lý phù hợp và hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp, các cơ quan công quyền và tổ chức phi lợi nhuận đang nỗ lực thiết lập các cơ chế tố cáo nhằm quản lý rủi ro một cách hiệu quả và tạo ra môi trường làm việc an toàn và có trách nhiệm.

Khuôn khổ pháp lý đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ các nỗ lực trên: chúng đảm bảo rằng người tố cáo được bảo vệ đầy đủ và vụ việc mà họ tiết lộ được theo dõi thông qua các hoạt động độc lập và phù hợp. Để góp phần xây dựng các khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho hoạt động tố cáo và cơ chế bảo vệ người tố cáo trong Liên minh Châu Âu, tài liệu này sẽ đánh giá các quy định pháp lý, chính sách và thông lệ tố cáo tham nhũng ở 10 quốc gia Châu Âu, gồm có Bungari, Cộng hòa Séc, Extônia, Hunggari, Ailen, Italia, Látvia, Lítva, Rumani và Xlôvakia. Tài liệu xác định các điểm yếu, cơ hội và điểm bắt đầu cho việc thiết lập các cơ chế tố cáo mạnh mẽ và hiệu quả hơn tại các quốc gia nói trên.

Tải báo cáo đầy đủ Tiếng Việt

Đo lường, đánh giá tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

Ngày 23 tháng 6 năm 2010, Văn phòng Ban chỉ đạo TW về Phòng chống tham nhũng (OSCAC) đã mời đại diện TI tham gia và trình bày tại một hội thảo quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm và các công cụ của TI về chủ đề này.

Giáo dục phòng, chống tham nhũng