Tin tức

Việt Nam: Tăng điểm CPI 2019 nhưng tham nhũng vẫn nghiêm trọng

image_pdfimage_print

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2019, trong đó xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Ma-lay-xi-a là hai nước duy nhất có cải thiện được xem là đáng kể về điểm số CPI.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam cho rằng, việc tăng 4 điểm là một chỉ dấu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam trong năm vừa qua. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0-100 của CPI, trong đó 0 thể hiện cảm nhận mức độ tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ tham nhũng thấp nhất, năm 2019 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2019)

Sự cải thiện về điểm số CPI của Việt Nam cũng tương đồng với kết quả khảo sát Phong vũ biểu Tham nhũng ở Việt Nam 2019 (VCB-2019) do Hướng tới Minh bạch công bố ngày 7 tháng 1 năm 2019. Theo kết quả VCB-2019, mặc dù những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của nhà nước được cho là hiệu quả hơn, nhưng người dân lại ngày càng quan ngại hơn về tham nhũng.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch cho rằng, tiến bộ trong năm 2019 là kết quả của những nỗ lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc tăng cường điều tra, truy tố và xét xử một số vụ án tham nhũng lớn.

Để duy trì, thúc đẩy đà chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, TT khuyến nghị Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, đảm bảo thực thi hiệu quả các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Luật Phòng, chống Tham nhũng, Luật Tiếp cận Thông tin và Bộ luật Hình sự, tập trung vào việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình và liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý nghiêm khắc tội phạm tham nhũng.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước và người dân tham gia vào phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là có các cơ chế, biện pháp cụ thể để khuyến khích vai trò phản biện, giám sát của báo chí và các tổ chức xã hội, bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Thứ ba, ban hành các quy định để kiểm soát mối quan hệ giữa các chủ thể của khu vực công và khu vực tư, ngăn ngừa những tác động không chính đáng của các công ty lớn và nhóm lợi ích đối với các quyết định và chính sách của cơ quan nhà nước.

Tài liệu tham khảo về Chỉ số cảm nhận tham nhũng

Những câu hỏi thường gặp về CPI

2019

2018

2017

2016

Thông điệp của Tổ chức Hướng tới Minh bạch về CPI

2019

2018

2017

2016

Thông cáo báo chí của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) về CPI

2019

2018

2017

2016

Thông tin dưới dạng hình ảnh về CPI

2019

CPI Toàn cầu

CPI Châu Á – Thái Bình Dương

2018

CPI Toàn cầu

CPI Châu Á – Thái Bình Dương

2017

CPI Toàn cầu

CPI Châu Á – Thái Bình Dương

2016

CPI Toàn cầu

CPI Châu Á – Thái Bình Dương

Các nguồn dữ liệu của CPI

2019

2018

2017

2016

Phương pháp nghiên cứu của CPI

2019

2018

2017

2016

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *