Tình trạng tham nhũng trong giáo dục kéo dài gây ảnh hưởng và đe doạ làm tổn hại tới những thành tựu đầy ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trong 5 thập kỷ qua.
Chính phủ Việt nam xác định rõ mức độ nghiêm trọng của nạn tham nhũng trong giáo dục và tiếp tục ban hành các chỉ thị, nghị định và chiến dịch phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và vấn nạn này thường được xem là một hiện tượng xã hội hơn là một loại tham nhũng.
Thực tế này đòi hỏi phải có sự phân tích đúng đắn hơn về bản chất của tham nhũng trong giáo dục.
Hình thức, nguyên nhân và tác động của tham nhũng trong giáo dục
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã phối hợp cùng các nhà nghiên cứu độc lập thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện một nghiên cứu tổng thể về các hình thức và hậu quả của tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam.
Báo cáo được xây dựng dựa trên những cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng là giáo viên, phụ huynh học sinh và các nhà quản lý giáo dục tại Hà Nội và các vùng ngoại ô cũng như các kết quả nghiên cứu, khảo sát khác và thông tin báo chí.
Hình thức tham nhũng trong giáo dục
Theo nhận thức của công chúng, tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam xảy ra dưới các hình thức chính như sau:
- Tham nhũng trong việc xây dựng trường lớp, cung cấp trang thiết bị giảng dạy và in ấn sách giáo khoa
- Hối lộ của các trường và giáo viên để nhận được các hình thức khen thưởng và danh hiệu “ảo”
- Hiệu trưởng nhận phụ cấp mà không hề lên lớp
- Giáo viên hối lộ ban quản lý nhà trường để được phân dạy các lớp mà họ muốn
- Phụ huynh và học sinh hối lộ để nhận được điểm tốt và được tuyển sinh vào các trường, lớp theo nguyện vọng
- Ép buộc học sinh phải đi học thêm bằng cách “trù dập” những học sinh không đi học
- Chiếm đoạt tiền đầu tư cho sinh viên
- Thu những khoản lệ phí không chính thức
Đọc thêm:
Nguyên nhân tham nhũng trong giáo dục
- Trách nhiệm giải trình kém gắn với văn hóa “xin – cho” cũng như tình trạng quản lý yếu kém của các cơ quan quản lý
- Hệ thống pháp luật không đầy đủ, tồn tại nhiều lỗ hổng và mâu thuẫn
- Thiếu văn hóa tố cáo tham nhũng trong giáo dục
- Mức lương giáo viên thấp
- Sự tham gia hạn chế của người dân vào công tác giám sát và quản lý trường học
- Thiếu minh bạch trong phân bổ và sử dụng nguồn lực
Đọc thêm
- Khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam 2014
- Người dân Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng
Hậu quả của tham nhũng trong giáo dục
- Làm tăng chi phí và bất bình đẳng: Tham nhũng trong giáo dục đe dọa tăng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình, vì vậy làm tăng nguy cơ bỏ học của con em các gia đình không có đủ điều kiện chi trả các khoản ngoài quy định. Từ đó, tham nhũng trực tiếp làm tăng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội.
- Giảm chất lượng: Tham nhũng không chỉ đe dọa tạo ra bất công trong giáo dục mà còn tác động tới cam kết của giáo viên và sự trung thực của học sinh. Kếtquả là, tham nhũng tạo ra môi trường học tập và làm việc không tốt, làm suy giảm nhiệt huyết của các nhân tố trong hệ thống và làm giảm uy tín của cả bộ máy giáo dục.
-
Xói mòn chuẩn mực đạo đức: Tham nhũng góp phần làm xuống cấp giá trị đạo đức của giáo viên và học sinh vì gây thiệt thòi cho những người sống chính trực.
Đọc thêm:
- Cuộc thi truyền thông “Sống liêm chính” dành cho thanh niên.
- Các trường đại học Việt Nam chung tay vì liêm chính trong học thuật.
Tài liệu tham khảo về tham nhũng trong giáo dục
- Minh bạch Quốc tế, Báo cáo Tham nhũng toàn cầu: Giáo dục, Berlin, 2012
- Hướng tới Minh bạch, Nghiên cứu điển hình về hiện tượng chạy trường, lớp ở Việt Nam, Hà Nội, 2012
- Minh bạch Quốc tế, Hướng tới Minh bạch, Hình thức và Hậu quả của tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam, 2011
- Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Tài liệu nghiên cứu: Tham nhũng trong giáo dục, Berlin, 2009