Pháp luật thực thi

Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam còn nhiều hạn chế

image_pdfimage_print

Mới đây, sau một quá trình xây dựng và thảo luận kéo dài, Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Theo đó, người dân có quyền yêu cầu và tiếp nhận thông tin từ các cơ quan nhà nước. Theo phương pháp đánh giá quyền tiếp cận thông tin – Right to Information Rating, gọi tắt là phương pháp đánh giá RTI – một phương pháp được thế giới công nhận, Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam được 68 trên 150 điểm, Việt Nam xếp hạng 86 trên tổng số 112 quốc gia có đạo luật về tiếp cận thông tin được đánh giá, thuộc nhóm cuối bảng xếp hạng.

Chúng tôi vui mừng chào đón Việt Nam tham gia vào nhóm các nước có luật về quyền tiếp cận thông tin,” Ông Toby Mendel, Giám đốc điều hành của Trung tâm Pháp luật và Dân chủ (CLD) có trụ sở tại Canada phát biểu. “Đây là điểm khởi đầu tốt đẹp và chúng tôi hy vọng người dân trong nước sẽ áp dụng luật để tiếp tục cải thiện làm cho luật tốt hơn.”

Mặc dù được đánh giá là còn nhiều hạn chế, nhưng Luật Tiếp cận thông tin đã thể hiện những điểm tiến bộ so với bản dự thảo luật được công khai vào tháng 8 năm 2015 – chỉ được 59 điểm cũng theo đánh giá của CLD vào thời điểm đó, sử dụng phương pháp đánh giá RTI. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, điều quan trọng lúc này là để người dân bắt đầu sử dụng Luật và kiểm nghiệm những điểm hạn chế của Luật. Bằng cách đó, Luật có thể được cải thiện theo thời gian.

Tổ chức CLD kêu gọi, ngay khi Luật có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018, các tổ chức và cá nhân trong nước nên thực hiện yêu cầu tiếp cận thông tin để kiểm chứng những thông tin gì người dân có thể được tiếp nhận. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đánh giá lại Luật theo hướng sẽ đưa vào các điều chỉnh cần thiết để có một đạo luật tốt hơn.

Liên hệ:

Toby Mendel
Giám đốc điều hành
Trung tâm Pháp luật và Dân chủ (CLD)
Email: [email protected]
+1 902 431-3688
www.law-democracy.org
twitter: @law_democracy

Kết quả xếp hạng Luật TCTT của Việt Nam theo phương pháp RTI:

Hạng mục được đánh giá Mức điểm tối đa Điểm lần 1 (đánh giá trên Dự thảo Luật TCTT tháng 8/2015) Điểm lần 2 (đánh giá trên Luật TCCT được thông qua tháng 4/2016)
1. Quyền tiếp cận 6 2 3
2. Phạm vi áp dụng 30 16 16
3. Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin 30 12 16
4. Các trường hợp ngoại lệ và từ chối cung cấp thông tin 30 10 14
5. Khiếu nại, tố cáo 30 8 9
6. Các biện pháp xử phạt và bảo vệ 8 2 2
7. Các biện pháp tuyên truyền, phổ biến 16 9 8
Tổng điểm 150  59 68

Lưu ý: Phương pháp RTI chỉ đánh giá khung pháp lý, không đánh giá hiệu quả của việc thực thi luật về tiếp cận thông tin. Mục đích của việc đánh giá là để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong văn bản luật, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện luật về tiếp cận thông tin.