Liêm chính thanh niên

Cuộc thi truyền thông Integrity Me – Sống liêm chính dành cho thanh niên

image_pdfimage_print

Integrity Me – Sống Liêm Chính là cuộc thi truyền thông dành cho những người trẻ đam mê và khao khát chinh phục thử thách mới. Các thí sinh sẽ làm ra các sản phẩm truyền thông nhằm khuyến khích thanh niên sống liêm chính, trung thực và trách nhiệm, thể hiện thông qua những hành vi cá nhân cụ thể.

Vì sao cần có cuộc thi truyền thông Integrity Me – Sống Liêm chính

Hầu như hàng ngày, thông tin xuất hiện trên báo từ việc kết án đại gia ngân hàng cho tới gian lận trong thi cử ở bậc đại học, người dân đổ xô ra “hôi bia”, cầu thủ bán độ…khiến độc giả trong nước và quốc tế cảm nhận các hành vi thiếu đạo đức đang lan rộng.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), hơn 60% phụ huynh thừa nhận họ sử dụng tiền hoặc mối quan hệ để cho con vào học “trường điểm”. 30% số người Việt Nam được hỏi đã phải đưa hối lộ trong các lĩnh vực công cơ bản.

Tuy vậy, 60% người dân Việt Nam vẫn tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra thay đổi, theo Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu 2013 do TT và TI thực hiện.

Ở cấp độ cá nhân, những quyết định thiếu liêm chính có thể mang lại lợi ích trước mắt nhanh chóng. Nhưng hành động thiếu liêm chính hôm nay có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng mai sau cho chính cá nhân đó. Một cộng đồng có các thành viên thiếu liêm chính sẽ phải đối mặt với những tác hại to lớn.

Hành động liêm chính là khi một cá nhân đặt giá trị sống và mục tiêu dài hạn của bản thân, cũng như sự tôn trọng với những người khác lên trên lợi ích trước mắt. Đó là một quyết định khó, nhưng là việc đúng cần làm. Với niềm tin như vậy, TT đã phối hợp cùng Học viện Thương hiệu và Truyền thông SAGE tổ chức cuộc thi tryền thông Integrity Me – Sống Liêm chính.

“Tính liêm chính, trung thực và trách nhiệm là những giá trị cốt lõi để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Lòng tin, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hội đều dựa trên những giá trị này. Trung thực và liêm chính mang lại kiến thức thật, năng lực thật, giúp mỗi cá nhân tự tin phát triển trong học tập và sự nghiệp. Liêm chính cá nhân góp phần làm xã hội trong sạch và công bằng hơn, các dịch vụ công trở nên hiệu quả hơn và doanh nghiệp của chúng ta có tính cạnh tranh cao hơn.”

– Bà Đào Thị Nga, Giám đốc điều hành, Hướng tới Minh Bạch (TT) –

Vì sao cuộc thi truyền thông Integrity Me – Sống liêm chính hướng đến thanh niên?

Theo Khảo sát Liêm chính trong Thanh niên Việt Nam do TT thực hiện, hầu hết thanh niên đều cho rằng tính trung thực, tuân thủ pháp luật và liêm chính quan trọng hơn tài sản và thành công có được theo những cách thiếu đạo đức.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, như khi tiếp cận dịch vụ y tế, giải quyết thủ tục hành chính, mong muốn đạt điểm cao hoặc thi đỗ vào đại học, việc giữ vững các nguyên tắc đạo đức với các bạn trẻ trở nên rất khó khăn.

Vì vậy, thử thách kép cuộc thi đặt ra với các đội thi là:

  • Tạo ra một thông điệp truyền thông thuyết phục và kế hoạch truyền thông để nói với những người còn nghi ngại “Vì sao hành động liêm chính là lựa chọn đúng đối với một bạn trẻ?”.
  • Truyền thông về một chủ đề khó, đôi khi nhạy cảm theo cách không làm những người khác cảm thấy bị xúc phạm hay khiến họ nổi giận.

Mdm-Ton-Nu-Thi-Ninh-Song-liem-chinh-hop-bao

“Thế giới và bản thân chúng ta đánh giá giới trẻ Việt Nam thông minh, sáng tạo… thì chính họ sẽ có cách để sống liêm chính. Người trẻ sẽ nghĩ ra cách để vận hành mọi việc trôi chảy mà không phải dùng đến phong bì”.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Thành viên Ban giám khảo phát biểu trong Lễ công bố và phát động cuộc thi diễn ra ngày 14/10/2014 tại Grand Hotel, Tp. Hồ Chí Minh

Kết quả chung cuộc và Chân dung đội vô địch

Sau vòng 1 – loại hồ sơ, 6 đội xuất sắc nhất đã thực hiện 6 dự án truyền thông trong thời gian một tháng của vòng 2. Trong đêm chung kết ngày 31/1/2015, đội TOF với dự án Hành trình liêm chính đã chiến thắng với thông điệp “Liêm chính xuất phát từ niềm tin trong mỗi con người về những điều tốt đẹp đang hiện hữu quanh ta.” Với quan điểm “Không ai dùng tiền để mua niềm tin”, TOF đã tự đặt ra cho riêng đội một “thách thức” khác, đó là thực hiện dự án chỉ với 0 đồng.

Tìm hiểu về đội TOF và diễn biến đêm chung kết tại đây.

Ban Giám khảo và Huấn luyện viên

Ban Giám khảo

Tôn Nữ Thị Ninh
Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam
Chủ tịch Quỹ Hòa bình & Phát triển Việt Nam tại TPHCM
Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại EU và Bỉ
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

Tạ Bích Loan
Trưởng ban Thanh thiếu niên
VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam

Đào Thị Nga
Giám đốc điều hành
Tổ chức Hướng tới Minh Bạch

Ông Đặng Hoàng Giang
Phó Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng (Cecodes)

Ông Nguyễn Thanh Sơn
Chủ tịch và Đồng Sáng lập viên Học viện Thương hiệu & Truyền thông Sage
Tổng Giám đốc T&A Ogilvy Public Relations

Huấn luyện viên

Ông Nguyễn Tiến Huy
Giám đốc điều hành
MVV Digital

Trần Thị Thảo
Giám đốc điều hành
VnBrandMaker

Nguyễn Thị Linh Thảo
Sáng lập viên Creative Entrepreneur Network

Ông Huỳnh Phước Nghĩa
Chuyên gia tư vấn cao cấp GIBC

Ông Nguyễn Hải Triều
Tổng Giám đốc YouthNet Media

Thiên Bảo
Giám đốc Điều hành Công ty PR Hoa Cúc Xanh

Cuộc thi truyền thông Integrity Me – Sống Liêm chính trên báo chí

Báo Tuổi trẻ Sống liêm chính, sao lại từ người trẻ?
Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh Phát động Cuộc thi “Sống liêm chính”
Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Phát động Cuộc thi “Sống liêm chính” 
Báo Một thế giới Khởi động cuộc thi khuyến khích thanh niên sống liêm chính
Báo Người Đô thị Khởi động cuộc thi Integrity Me – Sống liêm chính
Báo Doanh nghiệp Việt Nam Khuyến khích thanh niên sống liêm chính
Trang thông tin điện tử Ban Nội chính Trung ương Phát động Cuộc thi truyền thông Sống liêm chính dành cho các bạn trẻ
Báo Công lý Cuộc thi Truyền thông Integrity Me – Sống Liêm chính dành cho giới trẻ
Báo Gia đình Việt Nam Giới trẻ đi tìm cách sống liêm chính
Báo Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh Thanh niên hướng tới sống liêm chính, trung thực
Báo Văn hóa Cuộc thi truyền thông Sống liêm chính dành cho bạn trẻ 
Báo Kiến thức “Sống liêm chính” có khó?