Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2018: Tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng

Kết quả Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2018 của Việt Nam

Ngày 29 tháng 1 năm 2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công.

Năm nay, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu, giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập. Về mặt thống kê, việc giảm điểm này được xem là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng. Cùng giảm điểm tương tự như Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn có các quốc gia Trung Quốc, Maldives và Bangladesh.

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2018)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), điển hình là việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khung khổ pháp lý về PCTN (tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN mới).

Mặc dù vậy, tham nhũng hiện vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Để thay đổi thực trạng và cảm nhận về sự thay đổi này cần có thời gian. Với mục tiêu xây dựng văn hóa phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, những nỗ lực trên, đặc biệt là việc xử lý thực sự nghiêm minh và công bằng các vụ án tham nhũng, cần tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới. Việc này cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả như tăng cường liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.

Thông tin chính về Chỉ số cảm nhận tham nhũng

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là gì?

Được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) công bố hàng năm kể từ năm 1995, Chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia / vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia / vùng lãnh thổ đó. Đây là một chỉ số tổng hợp, kết hợp kết quả của 13 cuộc thăm dò ý kiến và đánh giá tham nhũng do các tổ chức có uy tín thu thập. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Tại sao CPI dựa trên cảm nhận?

Tham nhũng nói chung thường bao gồm các hoạt động phi pháp, bị che giấu một cách cố ý và chỉ được đưa ra ánh sáng khi xảy ra các vụ bê bối, hay qua công tác thanh tra, điều tra và truy tố, xét xử. Mặc dù các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, xã hội dân sự và các chính phủ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đo lường tham nhũng trong các lĩnh vực cụ thể một cách khách quan, đến nay vẫn chưa có một chỉ số khách quan nào đo lường mức độ tham nhũng của quốc gia một cách trực tiếp, toàn diện. Các nguồn dữ liệu của CPI (bao gồm các khảo sát và nguồn thông tin) sử dụng các bảng hỏi được thiết kế và chuẩn hoá một cách kĩ lưỡng để hỏi người trả lời. CPI hàm chứa các quan điểm có đủ thông tin của các bên liên quan, thường có mức độ tương đồng cao với các chỉ số khách quan, ví dụ như trải nghiệm hối lộ của người dân trong Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu (Global Corruption Barometer).

Tài liệu tham khảo về Chỉ số cảm nhận tham nhũng

Những câu hỏi thường gặp về CPI

2018

2017

2016

Thông điệp của Tổ chức Hướng tới Minh bạch về CPI

2018

2017

2016

Thông cáo báo chí của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) về CPI

2018

2017

2016

Thông tin dưới dạng hình ảnh về CPI

2018

CPI Global map

CPI Asia-Pacific Regional map

2017

CPI Global map

CPI Asia-Pacific Regional map

2016

CPI Global map – Country results of 176 countries

CPI Country results of Asia Pacific countries

Các nguồn dữ liệu của CPI

2018

2017

2016

Phương pháp nghiên cứu của CPI

2018

Bản tóm tắt Phương pháp luận 2018

2017

Bản tóm tắt Phương pháp luận 2017

2016

Bản tóm tắt Phương pháp luận 2016